Thứ trưởng Y tế nêu lý do 'chưa công bố tình trạng khẩn cấp'

Chiều tối 31/1, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đã họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tại cuộc họp, giải thích việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng Việt Nam chưa công bố, ông Nguyễn Thanh Long (Phó ban Tuyên giáo Trung ương được điều động làm Thứ trưởng Y tế trong ngày 31/1), cho biết, việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

Ngày 31/1, tại trường Tiểu học - THCS Pascal, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 100% học sinh đeo khẩu trang trong lớp học phòng dịch nCoV. Ảnh: Ngọc Thành

Ngày 31/1, tại trường Tiểu học - THCS Pascal, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 100% học sinh đeo khẩu trang trong lớp học phòng dịch nCoV. Ảnh: Ngọc Thành

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Nguyễn Thanh Long dẫn chứng.

Ông nhận định, dịch Công ty dịch thuật Đồng Nai bệnh nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán.

Về việc đảm bảo khẩu trang cho người dân, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế (khẩu trang N95, khẩu trang 3 lớp) nên năng lực sản xuất "không có vấn đề". Tuy nhiên, doanh nghiệp lại phụ thuộc việc nhập khẩu nguyên liệu kháng khuẩn.

Nhiều ý kiến tại cuộc họp đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho học sinh nghỉ học nếu dịch bệnh lan rộng. Các sở y tế có trách nhiệm đánh giá tình hình dịch để đưa ra khuyến nghị. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải sớm có văn bản hướng dẫn các địa phương dừng, giảm quy mô lễ hội, rút ngắn thời gian xuống mức tối thiểu.

Chiều cùng ngày, tại chỉ thị thứ hai về phòng chống dịch nCoV, Thủ tướng giao Bộ Y tế và Bộ Tư pháp nghiên cứu thủ tục pháp lý, đề xuất công bố tình trạng khẩn cấp về dịch viêm phổi Vũ Hán, báo cáo trước ngày 2/2.

Ngày 30/1, WHO gọi dịch viêm phổi do nCoV là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế", nhưng cho rằng không có lý do ra lệnh cấm đi lại toàn cầu.

"Tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế" mới được ban bố 5 lần trước khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, bao gồm dịch cúm H1N1 năm 2009, dịch bại liệt và Ebola năm 2014, virus Zika năm 2016 và Ebola năm 2018.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, đến 15h ngày 31/1, thế giới có 9.833 người mắc viêm phổi do virus corona, 213 người tử vong. Tại Việt Nam, có 5 người mắc bệnh (trong đó có 2 người Trung Quốc; 3 người Việt Nam); 97 người nghi nhiễm, trong đó có 65 người xét nghiệm âm tính và 32 người tiếp tục cách ly, theo dõi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch thuật tiếng Na Uy xác thực, dự án số 4

Văn phòng dịch thuật tiếng Nhật tại tỉnh Quảng Trị